Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
Kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí thể loại chính luận |
Thứ hai, ngày 05 Tháng 6 năm 2023 lúc 00:00 |
Ngày 2-6, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Tại Hội nghị bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan, báo chí năm 2023 do Ban Tổ chức TW cùng Bộ TT&TT tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên TBT Báo Nhân Dân, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW đã chia sẻ những kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí thể loại chính luận. Ban Biên tập Trang thông tin điện tử Người làm báo Quảng Ninh giới thiệu những chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh: I. KHÁI QUÁT CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ 1. Tin (thể loại phổ biến, chiếm dung lượng lớn của báo, đài và truyền thông). * Có tin ngắn: - Thời tiết - Tai nạn giao thông - Thị trường chứng khoán - Bóng đá - Giá cả… * Có tin dài: - Hội nghị Trung ương, Quốc hội. - Đón các nguyên thủ quốc gia - Lãnh đạo các cấp thăm và làm viêc các ngành, địa phương, v.v… 2. Bài Có nhiều cách diễn giải, nhưng tựu chung lại, có mấy thể loại chủ yếu: - Phản ánh - Phỏng vấn - Phóng sự, phóng sự điều tra - Ghi chép - Bút ký - Tùy bút - Chính luận 3 Gồm: + Xã luận + Bình luận + Chuyên luận. Thể chính luận áp dụng cho cả báo chí và văn học, nên một số bài tùy bút của các nhà văn, nhà thơ lớn đều sử dụng, ví dụ như thơ của Chế Lan Viên có một số bài thuộc dạng thơ chính luận: Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu; nhà thơ Xuân Diệu trong bài Đôi mắt xanh non viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non/ Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo/ Hãy để cho bà nói má thơm của cháu/ Hãy nghe tuổi già ca ngợi tình yêu”. Hoặc khi ca ngợi sức mạnh nhân dân, Xuân Diệu viết: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao”. Tố Hữu viết về Bác Hồ trong bài Bác ơi, cũng có những câu thơ trữ tình kết hợp chất chính luận: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người”. Hoặc nói về cái vĩ đại của Bác: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”, v.v… Chính luận, trong đó có xã luận, là thể loại được coi là “đại bác” của báo chí nên nhiều nhà báo ngại viết, hoặc khi viết không đạt yêu cầu. Là “đại bác” vì nó phải nêu rõ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thái độ của các cơ quan chức năng cũng như người viết phải tỏ rõ chính kiến về những việc phải làm để ổn định dư luận xã hội, củng cố niềm tin, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các thể tài khác, người viết về những sự kiện cụ thể, có thể nêu chính kiến cá nhân, còn ở bài chính luận, người viết phải bám chắc chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước để toát lên tính tư tưởng các vấn đề được đề cập theo định hướng của Đảng. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhiều tờ báo lớn, như Nhân Dân, Quân đội nhân dân… hầu như ngày nào cũng có Xã luận hoặc bình luận (do tình hình, yêu cầu chỉ đạo chiến sự lúc đó). Chính luận là thể loại khó viết vì: 1) Đòi hỏi sự nhạy bén chính trị dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Ví dụ: Quan hệ Nga – Ucraina, quan hệ Đài Loan – Mỹ… 2) Sự kết hợp hài hòa giữa lý sự với các số liệu, chi tiết sự kiện để thể hiện quan điểm của tờ báo (là đồng tình, ủng hộ hay phản bác?) Ví dụ: Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày 11/7/1995, ta tỏ thái độ hoan nghênh vì cả hai nước đều có chung lợi ích cơ bản. Nhưng không thể coi việc sau bình thường hóa quan hệ là Việt Nam sẽ có tất cả những gì mà ta muốn, do vậy cần quán triệt quan điểm vừa hợp tác, vừa đấu tranh… 3) Dự kiến xu hướng phát triển sự kiện; qua đó định hướng công tác tư tưởng (củng cố và tăng cường niềm tin về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong khi viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng). 4) Thường bị động, do yêu cầu gấp gáp về thời gian (Có khi sự kiện ấy diễn ra vào cuối giờ chiều, hoặc muộn trong đêm, nhưng phải lên tiếng ngay trong số báo ngày hôm sau. Ví dụ: Việt Nam gia nhập WTO…) Do đó, người viết phải có quá trình theo dõi, nắm chắc diễn biến và bản chất của các vấn đề ấy; những mặt thuận và không thuận, chỉ ra triển vọng phát triển của sự kiện trong tương lai. Như vậy, người viết chính luận cần có 4 phẩm chất chủ yếu: + Tích lũy vốn sống trong thời gian dài + Có năng lực tổng hợp, khái quát sự kiện + Có sự hài hòa giữa trình bày lý luận và thực tiễn + Có nghệ thuật diễn đạt hấp dẫn, dễ đi vào lòng người. Trong phẩm chất thứ 4 có yêu cầu đặt tít bài, gây ấn tượng mạnh, nêu được những vấn đề trọng tâm liên quan đến đông đảo bạn đọc, được dư luận xã hội quan tâm (ở một số tờ báo lớn của một số nước, có nhóm chuyên gia chuyên đặt tít bài). Còn ở ta, những bài báo gây ấn tượng, tồn tại lâu dài với thời gian, trước hết là những bài hấp dẫn. Ví dụ: - Cây tre Việt Nam (Thép Mới) thực chất là bài Tùy bút chính luận. - Đường Hồ Chí Minh sáng đỉnh Trường Sơn - Bút ký chính luận. - Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu (Nguyễn Hữu Chỉnh viết bình luận về vị thế nước Mỹ sau Tổng tiến công Mậu Thân (1968) - Xã luận Hà Nội, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người (Thép Mới viết trong 12 ngày đêm quân và dân Hà Nội vít cổ “pháo đài bay”). - Xã luận Cả nước ra trận, Toàn dân là lính (Hoàng Tùng viết khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra năm 1979). Nhân dây, cần nhấn tầm quan trọng của đặt tít bài ở tất cả các thể loại, do vậy, xin cung cấp thêm một số tít bài tiêu biểu: * Các yêu cầu đặt tít bài (Tham khảo “Nghiên cứu, lý luận báo chí” của PGS.TS Đức Dũng, Nxb Hồng Đức, 2022): - Một là, rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất: Theo cách này, có thể chọn lấy các chi tiết hoặc số liệu nào đó quan trọng nhất, đáng chú ý nhất, hấp dẫn nhất trong nội dung của bài để đưa lên tít bài. Ví dụ như các tít bài sau đây: Tiền học trả bằng đường (Vũ Duy Thông); Khi lâm tặc được... bồi thường (Sơn Ðà); Lâm tặc hung bạo, kiểm lâm đơn độc (Ngô Minh Khôi); Tôi đi bán tôi (Huỳnh Dũng Nhân); Kỹ nghệ ăn mày (Vũ Hữu Sự); Sapa - nơi thuỷ thần đi qua (Ngọc Cầm - Thái Sinh); Hoá đơn đỏ trên thị trường đen (Nguyên Thành); Nước mắt chủ rừng (Cao Văn Ðịnh); Trâu bò trên thớt (Lưu Ngọc Vang); Ăn sạch thú rừng (Nguyễn Tình Xuyên); Lầu xanh trong ngõ hẻm (Lê Dũng); Mỗi ngày tiếp khách... 4 trâu (Phan Lợi); Con tôm khát... muối (Bảo Chân); Chuột Bạc Liêu lên Sài Gòn (Trung Nghĩa); Thú rừng trong… quán nhậu (Tạ Nguyên - Cao Hùng) v.v.. - Hai là, rút ra vấn đề có ý nghĩa chủ yếu nhất: Một tác phẩm báo chí có thể chứa đựng nhiều chủ đề hoặc ý nghĩa khác nhau. Trên cơ sở nội dung của tác phẩm, tác giả rút ra vấn đề chủ yếu nhất mà tác phẩm đề cập để đặt tít bài cho tác phẩm. Ví dụ: Sao tham nhũng thế? (Vũ Duy Thông); Dầu lửa - thiên thần hay quỷ dữ (Quang Lợi); Huế ơi! Máu chảy ruột mềm (Trung Hiếu-Minh Ngọc); Những triền văn hoá xứ Ðoài (Thuỷ Vân); Ai còn nón lá nghiêng che? (Huỳnh Thị Nhung); Những người cõng chữ lên ngàn (Lê Quang Ánh); Thừa bạo lực thiếu chuyên môn (Sỹ Huyên); Những người đi bán vận may (Nguyễn Tất Hán); Những con đường chết của thú rừng Trường Sơn (Trung Thống); Ai cứu sông Hương? (Vĩnh Quyền); Từ cầm đồ đến cầm đời (Phùng Bắc) v.v.. - Ba là, kết hợp cả hai cách nêu trên: Một tít bài có thể vừa chứa đựng chi tiết chủ yếu, hấp dẫn nhất, đồng thời cũng thể hiện được vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ: Sau canh bạc hụt 10 tỷ đồng ở Hồ Gươm (Xuân Ba); Rừng ơi, vốn đã về đây; Luật rừng phá rừng (Vũ Duy Thông); Vùng Vịnh - Thanh gươm chiến tranh đã rút ra khỏi vỏ (Quang Lợi); Lãng mạn cùng cá sấu (Huỳnh Dũng Nhân); Ma tuý: Quằn quại những nẻo về (Việt Hoà); Quét cả bóng đêm (Trần Ðăng); Tiếng than từ vùng than (Dương Sơn Ngọ) v.v.. Trên cơ sở của ba nguyên tắc nêu trên, trong thực tế, người ta có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để có rất nhiều cách đặt tít bài cho tác phẩm báo chí có sức gợi. Tất nhiên, dù được đặt theo cách nào thì tít bài của tác phẩm báo chí cũng phải đáp ứng các tiêu chí: đúng, hay, ấn tượng... Có thể thấy sự sáng tạo trong cách đặt tít bài cho tác phẩm báo chí là không có giới hạn. Chẳng hạn, người ta có thể đặt tên cho tác phẩm của mình bằng cách vận dụng kết hợp toàn bộ hay một phần những câu thơ, lời hát, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tên sách, tên phim, câu nói... nổi tiếng. Ví dụ: Ngày tàn của xe lam; Ngủ ngon trái cây ơi (Chu Thượng); Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em? (Ngô Minh Khôi); Chảy đi... sông ơi! (Phạm Văn Mấy); Nỗi niềm chi rứa Huế ơi! (Phan XiPăng); Ai bảo chăn heo là khổ? (Lê Thanh Phong); Xe khách, trên từng cây số (Ngô Chí Tùng); Ði suốt đời lòng mẹ vẫn theo con (Nguyễn Chu Nhạc); “Ðiếc không sợ… cá nóc” (Hoàng Văn Minh); Kỹ nghệ ăn mày (Vũ Hữu Sự) v.v... Cần tránh những tít bài chung chung không gây được ấn tượng, đại loại như: Nghị lực một thương binh; Người cán bộ Ðoàn tích cực; Dũng cảm cứu người; Khơi dậy một phong trào; Ðứa con bất hiếu; Về thăm quê hương; Trái cây miệt vườn; Thấy gì qua phong trào sinh đẻ có kế hoạch?; Một người sáng tạo; Tiềm năng một vùng quê; Sự hy sinh cao cả; Một tập thể gương mẫu v.v.. Khi đặt tít bài cho tác phẩm báo chí nên tránh cách đặt tít bài bằng những lời bình thô thiển, hoặc những lời lăng mạ, đại loại như: Kẻ mạt hạng; Thật đáng đời gã chồng hư hỏng; Lời bào chữa lố bịch; Sau lần này thì nó phải cạch đến già; Nỗi ê chề của ông giám đốc; Trận đấu nhục nhã... II. VẬN DỤNG THỂ LOẠI CHÍNH LUẬN TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG Tình hình viết chính luận trong những năm qua - Có bước phát triển đáng ghi nhận, nhất là khi tiến hành Giải Báo chí quốc gia, Giải Búa liềm vàng; Giải về phòng chống tham nhũng; Giải Diên hồng (của Quốc hội mới ra đời năm 2022), Hội đồng chung khảo đánh giá cao những bài ở thể loại quan trọng này. Năm 2022, có 7 bài vừa được đưa vào chấm chung khảo trong Giải Búa liềm vàng (nêu tên 7 bài). - Tuy vậy, số bài chưa tương xứng với thực tiễn phong phú, đa dạng và phức tạp của tình hình mới. Rất nhiều vấn đề đang nảy sinh và có xu hướng phát triển theo hướng không thuận đã được đề cập, nhưng nhiều bài lý giải chưa sâu, thiếu chặt chẽ, thiếu thuyết phục. Ví dụ: Một số vấn đề nổi lên, cần được quan tâm hơn nữa ở thể chính luận: + Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (có bước chuyển biến tích cực, nhưng hiệu quả chưa đạt yêu cầu như Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị đã nêu: kịp thời, sắc bén, thuyết phục). + Có phải do chống tham nhũng, tiêu cực làm cho kinh tế phát triển chậm lại? Thực tế không phải như vậy, vì: • Thực tiễn cho thấy, chống tham nhũng, tiêu cực không ngăn cản kinh tế - xã hội phát triển (tốc độ tăng trưởng năm 2022 là 8,02%, trong khi nhiều quốc gia chững lại, hoặc ở mức âm). • Chống tham nhũng, tiêu cực là chống những người lợi dung quyền lực để sách nhiễu, vơ vét tiền bạc vào túi cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, là rào cản tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, phải xem xét tỉnh táo, phân loại cán bộ, không được đánh đồng người tích cực và người tiêu cực. • Từ Nghị quyết Đại hội XIII , Đảng ta đã cổ súy tinh thần “6 dám”, là: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” nhằm từng bước khắc phục triệt để căn bệnh này. Do vậy, suy cho cùng vẫn là khâu tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu ở các ngành, địa phương, đơn vị… + Vấn đề cán bộ, đảng viên ngại học lý luận chính trị kéo dài, vì sao? + Làm thế nào nâng cao chất lượng hoạt động ở các chi bộ đảng cơ sở để tạo sức hút các đảng viên tham gia? + Cơ chế nào khắc phục hiện tượng cán bộ đùn đẩy, trông chờ; khuyến khích người dám làm, dám chịu trách nhiệm? + Cơ chế kiểm soát quyền lực vẫn lỏng lẻo, tham nhũng, tiêu cực đây đó vẫn phát triển vừa tinh vi, vừa công khai? (cần cụ thể hóa hơn chủ trương “nhốt quyền lực vào cái lồng cơ chế” thế nào?) + Cải cách hành chính có bước tiến, nhưng chưa chặn được nạn vòi vĩnh, sách nhiễu tinh vi, vẫn “hành dân là chính” diễn ra ở nhiều nơi, vì sao? + Vân vân và v.v… Tóm lại, hơn lúc nào hết, việc sử dụng thể loại chính luận là vũ khí vô cùng cần thiết và sắc bén, nhất là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay./. Theo: VP Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|