Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
Chuyện kể của những người lính hải quân đánh tàu Maddox |
Thứ năm, ngày 01 Tháng 8 năm 2019 lúc 00:00 |
55 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa Chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, cổ vũ và động viên quân, dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những người làm nên chiến công oai hùng đó phần vì vết thương chiến tranh một phần vì tuổi tác đã ngày càng thưa vắng dần. Nhưng câu chuyện của hơn nửa thế kỷ trước thì vẫn luôn được những người còn sống kể lại cho con cháu nghe. 55 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa Chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, cổ vũ và động viên quân, dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những người làm nên chiến công oai hùng đó phần vì vết thương chiến tranh một phần vì tuổi tác đã ngày càng thưa vắng dần. Nhưng câu chuyện của hơn nửa thế kỷ trước thì vẫn luôn được những người còn sống kể lại cho con cháu nghe. Ông Phạm Văn Hùng (tức Phạm Cẩm Nguyên) từng là chiến sĩ Tiểu đoàn phóng lôi 135 (C135) trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, hiện đang sinh sống ở phường Trần Hưng Đạo (TP Hạ Long). Tháng 6/1963, ông Hùng vào Trường Huấn luyện tân binh của hải quân ở Thủy Nguyên (Hải Phòng) sau đó được điều về làm văn thư bảo mật tại C135 ở Quân cảng Vạn Hoa (nay thuộc Vân Đồn).
Ông Hùng bảo với tôi rằng, ông nhớ như in từng gương mặt đồng đội của ông ở Vạn Hoa năm ấy. Nào là tiểu đoàn trưởng Lê Duy Khoái, chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Văn Minh, tham mưu trưởng Ngô Lai; chính trị viên phân đội Mai Bá Xây, thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản tàu 339, chiến sĩ Bùi Thượng Tĩnh, chiến sĩ cơ điện Ngô Doãn Dũng, chiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, chiến sĩ Phạm Duy Tiến, chiến sĩ Võ Sỹ Lộc v.v. Quảng Ninh còn có thêm 2 chiến sỹ mới nhập ngũ là Nguyễn Văn Ngồng, chiến sĩ tín hiệu quê ở Đông Triều và Hoàng Văn Minh, quê ở Quảng Yên.
Những đồng đội của ông Hùng giờ còn lại vài người và đều tuổi cao sức yếu cả rồi. Theo lời giới thiệu của ông chúng tôi tìm đến phường Hà An, TX Quảng Yên để gặp ông Hoàng Văn Minh. Ông Minh kể, tháng 6/1963, ông nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, ông được cử đi học lớp chiến sĩ tín hiệu (mọi người thường gọi là lính cờ tay) ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Cuối tháng 12/1963 được điều động đến nhận nhiệm vụ tại Vạn Hoa, biên chế làm chiến sĩ cờ tay của tàu 333. C135 của ông Minh, ông Hùng lúc đó gồm 9 tàu phóng lôi do Liên Xô giúp đỡ, được chế tạo vỏ bằng hợp kim nhôm, vận tốc từ 40 đến 50 hải lý/giờ. Toàn bộ số tàu trên được bí mật đưa về Việt Nam qua đường Trung Quốc. C135 được biên chế thành 3 phân đội, mỗi phân đội gồm 3 chiếc chiếc tàu, vũ khí trên tàu được lắp đặt hai ống phóng lôi, một khẩu súng máy cao xạ 14 ly 5, ngoài ra còn được trang bị các loại súng tiểu liên và súng máy trung liên. Đây là loại tàu hiện đại nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Với tầm nhìn chiến lược, chúng ta biết trước được chắc chắn rằng Mỹ sẽ leo thang ra miền Bắc nên đã có sự chuẩn bị trước, trong đó trang bị cho C135 là một sự chuẩn bị như thế. Sự việc diễn ra vào đêm 31/7/1964, tàu Maddox, con tàu khu trục đa năng với 350 sĩ quan và binh lính, thuộc biên đội xung kích 77, hạm đội 7 của Mỹ ngang nhiên xâm phạm vùng biển nước ta, âm mưu thu thập thông tin tình báo, đe dọa ngư dân ta làm ăn trên biển. Tàu Maddox có tốc độ 38 hải lý, trang bị rất mạnh với sáu đại bác 127mm, 12 pháo 40mm, năm giàn ngư lôi, bom chìm, bom phóng và sự yểm trợ của không quân. Trong khi đó, đối phó với Maddox chỉ là Phân đội 3 của C135 chỉ có ba tàu 333, 336 và 339 với nhiệm vụ nặng nề được Tiểu đoàn trưởng Lê Duy Khoái giao là đánh đuổi tàu của Mỹ ra khỏi thềm lục địa nước ta. Ông Minh kể: Sáng 1/8, Maddox bắn vào Hòn Mê, Đèo Ngang. Ngày 2/8 phân đội 3 được lệnh rời cảng Vạn Hoa, để tiến vào Hòn Mê. Những quả đạn phóng lôi sáng lóa được mang theo. Mãi 12 giờ 30 phút ngày 2/8, phân đội mới đến được Hòn Mê và thả neo, ngụy trang tàu ở khu tây bắc đảo, đợi lệnh. 14 giờ, đội tàu của ông Minh phát hiện tàu Maddox ở nam Hòn Mê. Ông Phạm Văn Hùng (thứ hai trái sang) và đồng đội năm xưa. Ít phút sau, Sở chỉ huy tiền phương lệnh cho phân đội 3 xuất kích. Phân đội 3 quyết tâm phải đánh thắng tàu của Mỹ ngay từ trận đầu tiên. Theo chiến thuật đã được vạch sẵn, phân đội xuất kích theo đội hình bậc thang. Tàu đi với vận tốc cao nhất, các đồng chí điện báo viên trắc thủ ra đa liên tục thông báo khoảng cách giữa tàu ta và tàu địch. Cả Phân đội 3 tăng tốc vượt lên trước tàu địch. Tàu 333 do đồng chí Nguyễn Văn Bột làm thuyền trưởng, vượt lên cản địch. Hai tàu còn lại là tàu 336 của thuyền trưởng Nguyễn Duy Tự và tàu 339 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản áp sát mạn phải chiếm lĩnh mục tiêu. Tàu của thuyền trưởng Nguyễn Văn Bột bị chúng bắn vỡ quả ngư lôi trái, khói bốc lên mù mịt nhưng vẫn tăng tốc tiếp cận được mạn phải tàu địch vừa bắn quét mạn tàu vừa phóng ngư lôi bên phải. Quả ngư lôi rẽ sóng chạy trên mặt nước như con cá kình rồi phát nổ ngay mũi tàu địch khói bốc lên mù mịt. Sau khi ra khỏi tầm bắn, máy bay địch tấn công, tàu 333 trúng đạn vào mạn trái. Chiến sĩ trên tàu vừa sửa chữa vừa đánh trả. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, thuyền trưởng Nguyễn Duy Tự đã anh dũng hy sinh, thuyền phó Nguyễn Văn Chuẩn mặc dù đã bị thương nhưng vẫn chỉ huy tàu chiến đấu.Tàu Maddox bị trúng đạn bốc cháy khoang mũi, buộc phải rút chạy ra xa. Ông Minh kể tiếp: "Lúc này khoảng cách giữa tàu ta và tàu địch chưa đầy 1 cây số tôi thấy trên tàu bọn địch sợ chạy toán loạn. Thấy tàu địch bốc cháy phân đội trưởng lệnh cho các tàu giật bom thả khói mù đánh lạc hướng tàu địch thoát ra khỏi vùng chiến sự trở về căn cứ. Tàu chúng tôi về đến Sầm Sơn khoảng 7 giờ tối. Do lúc rút về cứ bị địch phản kích nên mỗi tàu chạy một hướng, bị lạc nhau. Vì vậy sáng ngày 3/8 các tàu mới gặp nhau và theo lệnh của quân chủng Phân đội chúng tôi tập kết về neo đậu tại Lạch Trường. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, các tàu trong phân đội hầu hết bị trúng đạn pháo hoặc súng 20 ly của địch từ máy bay bắn xuống nên bị hư hỏng nặng, một số cán bộ chiến sĩ trong phân đội đã hy sinh và bị thương". Trận đánh tàu Maddox ngày 2/8/1964 kết thúc, cán bộ chiến sỹ Phân đội 3 đã anh dũng đánh đuổi tàu Khu trục Maddox ra khỏi vùng biển Miền Bắc, bắn rơi 1 máy bay và bắn bị thương 1 chiếc khác. Ngay sau đó, Tư lệnh quân chủng, Bộ tổng tham mưu đã điện động viên khen thưởng, các cơ quan đơn vị và nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã đến thăm hỏi và chúc mừng. Quân chủng đã điều lực lượng triển khai sửa chữa, khắc phục, thay thế các vũ khí, khí tài bị hư hỏng đảm bảo cho các tàu sẵn sàng chiến đấu được ngay. Cựu chiến binh hải quân gặp gỡ nhau trong một buổi lễ kỷ niệm. Theo ông Nguyễn Văn Ngồng (phường Mạo Khê, TX Đông Triều) trận đánh ngày 2/8 là lời cảnh báo đối với các thế lực xâm lược nếu chúng tiếp tục xâm phạm vùng trời, vùng biển Việt Nam thì nhất định sẽ bị tiêu diệt. Điều đã chứng minh rõ là chỉ 3 ngày sau đó, đêm ngày 4, rạng sáng ngày 5/8 Mỹ đã dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” vu khống hải quân ta tấn công tàu Mỹ trên vùng biển quốc tế và mở cuộc tập kích bằng đường không vào một số vùng ven biển từ cảng Sông Gianh (Quảng Bình) đến Hạ Long. Thực tế lúc này, miền Bắc đang phải ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, chi viện cho miền Nam thì việc đầu tư cho quốc phòng còn ít ỏi. Lực lượng hải quân có hơn chục chiếc tàu chiến cũ do Liên Xô, Trung Quốc viện trợ. Các chiến sĩ hải quân tàu 142, phân đội 3, đoàn 130 khu tuần phòng 1 cùng với các lực lượng khác đã chiến đấu ngoan cường, quả cảm. Ông Minh nhớ lại: Lúc này phân đội tàu của chúng tôi đang đậu ở bến Lạch Trường 14giờ 30 máy địch xuất hiện, ném bom xống toàn bộ khu vực bến cảng, theo lệnh của thuyền trưởng biên đội tàu nổ máy, chặt dây neo rời bến vận động, triển khai đánh trả máy bay Mỹ, tôi cầm khẩu trung liên lấy bệ tỳ là ống phóng của tàu, lôi liên tục nhả đạn vào các tốp thần sấm, con ma đang bổ nhào xuống phóng rốt két vào đội hình của tàu và các mục tiêu tại vùng biển Lạch Trường. Trong quá trình chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ, tàu tôi bị trúng đạn của máy bay, bản thân tôi bị thương do 2 mảnh đạn 20 ly, một mảnh đạn găm vào đầu, một mảnh làm bục ống khí quản. Vì thế sau đó, tôi được đồng đội đưa vào cấp cứu tại bệnh viện dân y huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, do bị bục khí quản bị tràn dịch màng phổi, khí không thoát ra được và ngấm dưới da nên toàn thân của tôi bị phù và sưng to, rất may tôi được cấp cứu kịp thời nên qua được cơn hiểm nghèo. Sau đó tôi được chuyển về bệnh viện quân y 108 quân đội phẫu thuật, nối vá khí quản, riêng mảnh đạn trong sọ não thì không phẫu thuật được nên đến nay vẫn còn. Sau đợt điều trị 4 tháng tại viện 108, tôi được chuyển về điều dưỡng tại Đoàn an dưỡng Hải quân. Sau 1 giờ chiến đấu kiên cường, quân và dân Vùng mỏ đã giành chiến thắng như một trận Bạch Đằng trên biển, bắn rơi tại chỗ 3 máy bay phản lực, bắt sống phi công E.Alvarez. Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 cho đến giờ vẫn là bài học lớn về tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng kẻ thù mạnh hơn được trang bị hiện đại hơn mình. Phát huy kết quả của Chiến thắng trận đầu, 2 năm sau, ngày 1/7/1966, 3 con tàu phóng lôi đã anh dũng chiến đấu với tàu khu trục của Mỹ. Ông Phạm Văn Hùng kể tiếp: Trên Vịnh bắc bộ diễn ra trận chiến không cân sức giữa 3 tàu phóng lôi của chúng tôi với 4 tàu khu trục và nhiều máy bay phản lực của Mỹ. Kết quả là cả 3 tàu của ta bị chìm 20 cán bộ chiến sĩ hy sinh không tìm được thi thể, 19 cán bộ thủy thủ khác bị bắt cầm tù. Các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù của đế quốc thành trường học lớn hun đúc ý chí cách mạng phẩm chất đáng tự hào, lòng tự trọng tinh thần trách nhiệm tình đồng đội. Trong tù, sinh hoạt Đảng vẫn được duy trì. Ra tù, nhiều anh em trở về được nâng cao trình độ văn hóa, giác ngộ chính trị trở thành lực lượng cốt cán ở các cơ quan nhà máy xí nghiệp". "Chiến sĩ đã bị địch bắt tù đày là vàng đã thử lửa là thép đã tôi trong nước lạnh và lò nung"- cựu chiến binh hải quân Phạm Văn Hùng khẳng định. Những vết thương chiến tranh do bị địch bắt tù đày làm sức khỏe của cựu chiến binh Võ Sỹ Lộc suy giảm rất nhiều. Chiến tranh đã lùi xa nhưng âm vang hào hùng của Chiến thắng trận đầu vẫn còn mãi. Bên cạnh những câu chuyện oai hùng những cựu chiến binh hải quân còn kể cho tôi nghe những mất mát hy sinh. Cả ông Hùng, ông Lộc, ông Ngồng, ông Minh đều chia sẻ với tôi nỗi niềm đau đáu tâm can về những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà thi thể của họ đang nằm lại dưới đáy nước trùng dương. Họ đã mãi hóa thân vào biển cả.Nguồn: Huỳnh Đăng (baoquangninh.com.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|