Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
"Đảm bảo báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và quyền tự do, dân chủ của nhân dân" |
Thứ sáu, ngày 19 Tháng 6 năm 2020 lúc 00:00 |
Nhà báo Mai Vũ Tuấn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Ninh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh, trả lời phỏng vấn Báo Quảng Ninh nhân Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6. Nhà báo Mai Vũ Tuấn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Ninh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh. - Ngày 8/4/2020, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”. Theo đồng chí, Chỉ thị số 43 có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động của Hội Nhà báo và những người làm báo cả nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng trong tình hình hiện nay? + Quảng Ninh trong những năm qua đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; dịch vụ, du lịch ngày càng tăng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; thực hiện ba đột phá chiến lược có trọng tâm, trọng điểm với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cải cách hành chính đột phá, nguồn nhân lực được quan tâm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động... Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, nhìn lại chặng đường qua, báo chí Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục phát triển cả về lượng và chất, với trên 400 hội viên sinh hoạt ở 5 liên chi hội, chi hội và CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh. Các cơ quan báo chí của tỉnh đã được Ban Bí thư đồng ý cho thí điểm hợp nhất thành Trung tâm Truyền thông tỉnh hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện. Đội ngũ những người làm báo ở Quảng Ninh và tổ chức Hội Nhà báo tỉnh đã luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày càng khẳng định là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo trên địa bàn. Đồng chí Mai Vũ Tuấn trao giải cho các tác giả đoạt giải vàng Liên hoan nghiệp vụ báo chí Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh lần I - năm 2019. Ảnh: Minh Hà Trong 15 năm qua, thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới, những người làm báo Quảng Ninh đã quán triệt một cách sâu sắc, triển khai một cách sinh động tinh thần Chỉ thị 37. Từ đó, đã nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò, chất lượng hoạt động của các cấp hội nhà báo; đã thu hút được hội viên, phát huy cao nhất ý thức trách nhiệm, trí tuệ, sự đồng thuận của hội viên - nhà báo; thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội đã và đang có nhiều sự thay đổi lớn. Thời gian tới, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến nước ta; lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ... Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, công tác báo chí và hoạt động của Hội Nhà báo gặp nhiều khó khăn, thách thức. Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại. Các thế lực thù địch không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đội ngũ những người làm báo cả nước nói chung, người làm báo Quảng Ninh nói riêng cũng bộc lộ những hạn chế, tồn tại, như Ban Bí thư đã nêu: “Chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số tổ chức hội còn hạn chế, chưa phát huy đầy đủ vai trò và vị thế của Hội. Công tác tập hợp những người làm báo còn gặp nhiều khó khăn. Một số tổ chức hội, cơ quan báo chí chưa chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ... Một số người làm báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp...”. Chỉ thị 43 được ban hành đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí cả nước. Chỉ thị vừa như một sự nhắc nhở đối với những người làm báo chí trước những thách thức trong tình hình mới, vừa đưa ra những yêu cầu, chỉ đạo rõ ràng về những việc cần làm ngay để thích ứng với bối cảnh ấy; đảm bảo báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Phóng viên, biên tập viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tác nghiệp trong một chương trình giao lưu, tọa đàm, tháng 6/2019. - Triển khai thực hiện Chỉ thị 43, Hội Nhà báo Quảng Ninh có những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao vai trò của tổ chức Hội và bản lĩnh chính trị cho những người làm báo, thưa đồng chí? + Nhiệm vụ đầu tiên trong Chỉ thị 43 mà Ban Bí thư yêu cầu là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam. Hội Nhà báo tỉnh sẽ tiếp tục thường xuyên quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí gắn với hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, Luật Báo chí, 10 điều Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và đạo đức người làm báo, coi đây là việc làm thường xuyên, là cơ sở để xây dựng các cấp hội trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo. Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng. Đồng thời đẩy mạnh nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức cho hội viên, nhất là nhà báo trẻ, mới vào nghề. Tăng cường công tác quản lý hội viên là phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động báo chí và đạo đức của người làm báo. Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt vai trò, vị trí của hội trong hoạt động báo chí và đời sống xã hội; quan tâm hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, của người làm báo... Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tác nghiệp tại tòa soạn. - Năm 2020 là tròn 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam 21/4 (1950-2020), 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2020). Theo đồng chí, mỗi người làm báo Quảng Ninh cần trau dồi những phẩm chất gì để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ phát triển mới, đóng góp tích cực hơn nữa vào công cuộc phát triển của tỉnh, của đất nước? + Tỉnh Quảng Ninh đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình, tổ chức Hội và các hội viên nhà báo cần góp phần quan trọng vào việc tạo đồng thuận xã hội, xây dựng và lan tỏa thương hiệu, hình ảnh tỉnh Quảng Ninh ra bạn bè trong nước và quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; báo chí tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo hướng truyền thông đa phương tiện, hội tụ công nghệ cao. Mỗi người làm báo cần ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phải xây dựng cho mình tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần dám đấu tranh với cái sai, cái xấu, cái bảo thủ, lạc hậu trì trệ; biểu dương cái đẹp, lấy cái đẹp dẹp cái xấu; bảo vệ cái đúng, cái tốt, vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Báo chí là diễn đàn của nhân dân. Những người làm báo Quảng Ninh cần tiếp tục đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trí tuệ, xây dựng Hội Nhà báo trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả vì Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh. - Trân trọng cảm ơn đồng chí! Theo Hoàng Quý (Thực hiện).Nguồn (http://baoquangninh.com.vn/)Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|