Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
Phát huy vai trò của báo chí, nhà báo trong giám sát và phản biện xã hội |
Thứ ba, ngày 25 Tháng 6 năm 2019 lúc 00:00 |
Thực trạng
trong 10 năm trở lại đây, vấn nạn tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, quy mô
ngày càng lớn, phạm vi ngày càng phổ biến, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng;
hành vi tham nhũng bao giờ cũng gắn liền với những người có chức quyền trong bộ
máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội. Bởi vì, “có
chức quyền mới có điều kiện để tham nhũng. Thực tế hiện nay cho thấy, tham
nhũng đã phát triển gắn liền với khái niệm “lợi ích nhóm”, tức là những người
có chức quyền trong hệ thống quyền lực các cấp, các tập đoàn kinh tế câu kết với
nhau chi phối, thao túng tìm kiếm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, nhất là
lĩnh vực đất đai nổi lên như một vấn đề nhức nhối khiến toàn xã hội lo ngại. Tham
nhũng ở nước ta trở thành quốc nạn, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ.
Nhiều nơi cán bộ suy thoái, tham nhũng, tìm cách đục khoét tài sản công, vơ vét
tài sản của người khác. Thậm chí có trường hợp cán bộ dùng các thủ đoạn lừa
dân, mị dân, hành dân, thậm chí hại dân để phục vụ lợi ích cá nhân. Điều này đã
dẫn tới ở nhiều nơi, nhân dân mất niềm tin vào tổ chức Đảng, thiếu niềm tin vào thể chế chính trị hiện thời. Các nhà báo trong một lần tác nghiệp tại huyện Vân Đồn. Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản
của báo chí. Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản biện
xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch,
sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản
trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai
trò là một chủ thể khơi nguồn phản biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn
các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo
cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng. Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham
nhũng có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Cho
dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham gia chống tiêu cực,
tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu
tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn,
nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực
tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo
chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã
hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách
quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho
cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa thông tin thiếu chuẩn xác,
thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt, bôi đen hoặc tô hồng vì những
động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật của một số cán bộ, biên tập
viên, phóng viên các cơ quan báo chí có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân,
vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do trình
độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội nên đã
không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh theo kiểu
"cưỡi ngựa xem hoa”. Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, "thế giới
phẳng”, các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do
đưa lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa
đặt... núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng
như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội ngũ các
nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc thông tin chính xác,
trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định hướng dư luận xã hội. Cung
cấp thông tin từ những phát hiện của cán bộ, nhân dân và những phát hiện của
chính báo chí để các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lí. Hàng loạt vụ án tham nhũng lớn, gọi là “đại án”, đã được báo chí
phát hiện, bám sát diễn biến để đưa tin kịp thời. Gần đây nhiều vụ tham nhũng
lớn tại một số ngân hàng đã được đưa ra xét xử. Hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù
thủ đoạn, hành vi tham nhũng có tinh vi đến đâu, cuối cùng cũng được đưa ra ánh
sáng, nhờ sự phát hiện, tố cáo của nhân dân, thường trước hết tố cáo với các cơ
quan báo chí, và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật Nghề báo
là một nghề đặc biệt. Báo chí có sức mạnh thật sự, có người gọi đó là “quyền
lực thứ tư”, nhưng quyền lực đó là do nhân dân, xã hội trao cho báo chí. Chỉ
bằng việc đóng góp tích cực cho xã hội, chiến đấu vì công lý và lẽ phải, vì
những giá trị tốt đẹp, báo chí mới thực sự có sức mạnh. Đạo đức nghề nghiệp là
điều cốt lõi, có tính sống còn với nghề báo. Không chỉ dừng lại ở việc
thông tin “chung chung”, đấu tranh “chung chung” với tình trạng tham nhũng, từ
thực tiễn cuộc sống và trên cơ sở nhận thức biện chứng, dưới lăng kính truyền
thông, báo chí cũng đã góp phần làm rõ những nguyên nhân xã hội cũng như kinh
tế dẫn tới tình trạng tham nhũng, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp đúng
và trúng để ngăn ngừa, xử lý hữu hiệu, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân
thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Thực tế, từ những nguồn tin
ban đầu từ bạn đọc, bằng năng lực và các biện pháp nghiệp vụ riêng của mình, với
sự hỗ trợ của các phương tiện nghiệp vụ (thiết bị ghi âm, ghi hình), nhiều vụ
việc tham nhũng đã được các nhà báo, cơ quan báo chí góp phần làm rõ. Các bài,
loạt bài phóng sự, điều tra đã phơi bày những sự thật, “vạch mặt chỉ tên” không
ít những cá nhân, tập thể tham nhũng. Trong những năm qua, chúng ta đã được
đọc, được xem, được nghe không ít những bài phóng sự, điều tra phản ánh một bộ
phận không nhỏ cán bộ, trong đó không ít cán bộ có chức, có quyền vì lợi ích cá
nhân đã có các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm các quy định về
quản lý gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội, gây mất lòng tin của cán bộ, nhân
dân. Những bài báo đó không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, mà
còn tạo ra dư luận xã hội trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm đó,
đồng thời thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc. Thông qua việc
giám sát và phản biện xã hội, báo chí nói chung và báo chí Quảng Ninh nói riêng
đã thực sự trở thành cầu nối, giúp nhân dân hiểu rõ các quan điểm, chủ trương,
sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước; các biện pháp đấu tranh chống
tham nhũng; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cả hệ thống chính trị nói
chung và mỗi công dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng; tính cấp
thiết của cuộc đấu tranh này. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc “Làm cho
quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu
con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp
mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”, như mong
muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó tạo thành sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị, kịp thời ngăn chặn phòng ngừa và diệt trừ tận gốc tệ tham nhũng./.
Thư ký Chi hội Nhà báo thường
trú tỉnh Quảng Ninh Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|