Videos


Xem thêm >>


Thư viện ảnh


Xem thêm >>


LIÊN KẾT



Thương cảng Vân Đồn Thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt
Thứ tư, ngày 17 Tháng 7 năm 2024 lúc 00:00

Tác phẩm đạt Giải nhất Giải báo chí Quảng Ninh 2022

Phim tài liệu:

Thương cảng Vân Đồn

Thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt

Thời lượng: 25p

STT

Hình ảnh

Nội dung

1

 

Vân Đồn - mảnh đất “phên giậu” của Tổ quốc, có vị thế địa chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của vùng Đông Bắc. Nơi đây từng là trung tâm giao thương lớn và quan trọng bậc nhất của nước Đại Việt, hình thành nên thương cảng Vân Đồn, tồn tại trong suốt 7 thế kỷ từ thời Lý đến thời Hậu Lê với nhiều thuyền buôn từ khắp châu Á và châu Âu đến buôn bán, trao đổi hàng hóa.

2

Tư liệu xưa

Sự hình thành của Thương cảng Vân Đồn:

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1149, thời vua Lý Anh Tông, thuyền buôn của các nước Qua Oa, Lộ Hạc, Tiêm La, đều đến đỗ, xin một chỗ để buôn bán. Vua cho ở, lập các trang trại ở cạnh bờ biển nên mới gọi là Vân Đồn. Từ đó trở đi là nơi khách buôn ở đông đúc, hình thành nên Thương cảng Vân Đồn. Hàng hóa qua thương cảng rất phong phú, từ đồ gốm sứ, hương liệu, ngọc trai, trầm hương đến các sản vật địa phương. Với sự phát triển của thương cảng, Trang Vân Đồn được nâng tầm lên trấn, huyện đến Châu Vân Đồn.

 

 

Phỏng vấn Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim: Trong các mặt hàng nổi tiếng ở Vân Đồn có Ngọc Trai…., ngoài ra còn có san hô đỏ, ….

3

 

Trong vòng 7 thế kỷ, từ giữa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 18, thương cảng Vân Đồn không chỉ là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất của Quốc gia Đại Việt mà còn là một trong những điểm giao lưu chính giữa văn hoá Đại Việt với các nền văn hoá của Phương Đông.

 

 

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim: Vân Đồn là vùng biển nước sâu, thuận lợi cho thuyền bè đi lại, đây còn là vùng quần đảo, kín gió, tránh trú bão, lấy nước ngọt, tiếp vận hàng hóa lương thực…

4

 

Phỏng vấn PGS Tiến sĩ Đặng Văn Bài – Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia:  Sự khác biệt của thương cảng Vân Đồn với cảng Phố Hiến, Hội An

5

Hình ảnh các nhà sử học đi khảo sát, nghiên cứu thực địa

 

Đồ họa hình ảnh 1 số bến thuyền

Với nỗ lực của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, suốt hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh về Thương cảng Vân Đồn trong lịch sử đã dần được phác dựng.

Kết quả khảo sát, thám sát khảo cổ học ở Vân Đồn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong nhiều thập kỷ qua cho thấy, quy mô của thương cảng Vân Đồn là khá rộng, có nhiều bến thuyền diễn ra hoạt động giao thương đồng thời ở nhiều địa điểm. Hệ thống các bến thuyền cổ phân bố trải dài trên phạm vi khoảng 200 km² từ mảnh đất Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, qua các đảo thuộc Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long ra đến địa đầu Móng Cái.

PV Tiến sĩ Wishley Thomas – Đại học Sonoma State, Mỹ

Theo chân đoàn khảo cổ của Viện khảo cổ học Việt Nam, chúng tôi tìm về xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn – nơi còn lưu lại nhiều dấu tích của thương cảng cổ khi xưa với hệ thống các bến thuyền cổ tập trung chủ yếu ở khu vực Cống Đông, Cống Tây (xã Thắng Lợi), Cái Làng - Cống Cái - Con Quy (xã Quan Lạn).

6

 

Tại đảo Cống Tây (còn gọi là Thừa Cống), khu vực Vụng Huyện trên đảo hiện còn rất nhiều mảnh gốm sứ, một số ít gốm Trung Quốc, nhiều nhất là gốm Việt Nam, phần lớn là gốm men ngọc thời Lý, men nâu thời Trần và men lam thời Lê. Với vị trí kín gió, khá an toàn cho các tàu thuyền neo đậu, khu vực này được xác định là một bến thuyền của thương cảng khi xưa:

Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Thị Liên:

 

Ngoài các vụng đỗ tàu thuyền và bãi gốm sứ được xác định, các nhà khảo cổ còn phát hiện dấu tích của nhiều công trình kiến trúc chùa, tháp được xây dựng vào thời Trần, phân bố dày đặc trên hòn đảo này. Trong đó, di tích chùa Lấm và Bảo Tháp Vân Đồn đã được nghiên cứu, khai quật, làm rõ quy mô, kết cấu và mặt bằng kiến trúc; các di tích chùa Cát, chùa Trong, chùa Cây Quéo bước đầu đã có những ghi nhận về vị trí, quy mô và những dấu tích hiện tồn.

Sự xuất hiện dày đặc của hệ thống các di tích này cũng cho thấy đây không chỉ là vùng giao thương sầm uất mà còn là nơi tập trung dân cư đông đúc trong lịch sử, quần tụ thành các làng xã:

9

 

PV PGS - Tiến sĩ Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia

 

 

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim – Đại học KHXHNV- Đại học Quốc gia HN

10

Hình ảnh mảnh sành sứ tại các bến

Bến Cái Làng thuộc phía Đông Bắc xã đảo Quan Lạn, là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn khi xưa. Trải qua gần 1 thiên niên kỷ với những biến đổi theo thời gian, diện mạo sầm uất của thương cảng không còn nữa. Nhưng tại bến thuyền cổ này vẫn còn hàng vạn những mảnh vỡ sành sứ tiêu biểu của các triều đại và là bằng chứng cho hàng triệu chuyến hàng từng cập bến.

PV

Đặc biệt, khu vực Cái Làng hiện còn lưu giữ được những công trình cổ: Ngôi miếu cổ thờ vua Lý Anh Tông – người có công lập nên trang Vân Đồn, và Giếng Hệu – Giếng nước ngọt cổ có từ thời Lý, nhằm phục vụ nước sinh hoạt cho các tàu buôn trong và ngoài nước.

11

 

Phỏng vấn ông Phạm Quốc Duyệt – Nguyên Trưởng Ban Văn hóa – xã Quan Lạn – Vân Đồn

12

Ông Duyệt dẫn chuyện

Đình Quan Lạn - ngôi đình cổ trên đảo xa đất liền và là di tích quan trọng trong quần thể di tích của Thương cảng cổ Vân Đồn – điểm tựa tâm linh của cư dân trên đảo. Được xây dựng lần đầu tiên vào Thời Hậu Lê (thế kỷ 17) trên bến Cái Làng, vốn là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn, Đình Quan Lạn là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng Vua Lý Anh Tông - người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn và vị tướng tài ba Trần Khánh Dư trấn ải Vân Đồn. Vào thời Nguyễn, năm Thành Thái thứ 12, đình được chuyển về xây dựng tại thôn Đoài.

13

PV Ông Phạm Quốc Duyệt

Ngôi Đình Quan Lạn khi đó có 1 vai trò ntn?  Việc di chuyển đình từ Cái Làng về Quan Lạn

12

 

Khu vực Cống Cái hiện còn dấu tích những viên đá tảng lớn, được phán đoán là nơi buộc thuyền khi xưa. Cùng với đó là những hiện vật gốm cổ, khẳng định đây là một địa điểm trung chuyển, giao thương quan trọng của Thương cảng cổ Vân Đồn.

11

 

PV Tiến sĩ Lê Thị Liên

14

Gia đình 1 nhân vật sưu tầm đồ gốm cổ tại Quan Lạn

Những hiện vật gốm sứ cổ của thương cảng Vân Đồn được Ông Hoàng Thế Yên – một người đã có gần 30 năm sinh sống ở Cái Làng sưu tầm. Trong đó có nhiều hiện vật còn khá nguyên vẹn. Ngoài ra còn có các loại tiền cổ sử dụng trong quá trình giao thương. Bộ sưu tầm các hiện vật cổ của ông Yên cũng cho chúng ta thấy rõ nét hơn bức tranh thương cảng cổ Vân Đồn khi xưa.

15

 

PV Ông Hoàng Thế Yên – người dân Quan Lạn

16

 

Bảo tàng Quảng Ninh - nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy ở Vân Đồn, mỗi hiện vật là một câu chuyện kể về một giai đoạn phát triển hưng thịnh của thương cảng trong quá khứ. Trong đó có Bảo tháp Vân Đồn được phát hiện ở xã Thắng Lợi trong quá trình khai quật chùa Lấm. Mô hình phục chế cho thấy Tòa bảo tháp cao ít nhất 11 tầng, mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Trần, giai đoạn cuối thế kỷ 13, đầu 14 với các hoa văn trang trí hình lá đề, rồng phượng, tượng Kinnari…

Quá trình khai quật còn thu được một khối lượng lớn các loại hình di vật bằng đất nung, màu đỏ tươi, gồm: vật liệu xây dựng như gạch hình chữ nhật xây lõi tháp, gạch lát nền hình vuông, ngói mũi hài, đầu đao; các loại gạch ốp trang trí tường tháp với các họa tiết hình hoa sen, hoa chanh, hình lá đề…

17

 

PV Anh Nguyễn Đức Phương – Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm và trưng bày, Bảo tàng QN

18

 

Là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi tập trung nhiều dòng người ngoại quốc, lại giáp với một đế chế nhiều tham vọng nên vấn đề quản lý, bảo đảm an ninh cho các hoạt động kinh tế, xã hội ở Vân Đồn luôn được chú trọng. Nhiều biện pháp được thực hiện để vừa tạo điều kiện cho khách thương được vào Vân Đồn buôn bán, nhưng đồng thời cũng không ngừng tăng cường cảnh giác, siết chặt an ninh ở khu vực này.

PV Giáo sư Kim: Vị trí quân sự

19

 

Thương cảng Vân Đồn – thương cảng sầm uất nhất Việt Nam trong 7 thế kỷ đã khẳng định vai trò của nó trong lịch sử ở 2 phương diện là trung tâm giao thương quốc tế và giữ vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc gia ở vùng biển Đông Bắc, đóng vai trò như một quân cảng, góp phần phát triển kinh tế, thiết lập mở rộng mối quan hệ giao bang của quốc gia Đại Việt.

Với những giá trị đặc biệt, năm 2003, thương cảng Vân Đồn đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử của khu di tích trong hệ thống các thương cảng của Việt Nam và đang tiến tới mục tiêu trở thành di tích quốc gia đặc biệt.

20

 

Không chỉ là thương cảng của quá khứ, Vân Đồn ngày nay đã và đang “mở cửa” bầu trời, nối dài những tuyến đường bộ, đường biển, trở thành đầu mối giao thương, trung tâm dịch vụ của hiện tại và tương lai, mang lại những giá trị kinh tế, văn hóa đặc sắc từ tầm nhìn, tư duy hướng biển của cha ông.

 

 

Phỏng vấn Ông Cao Tường Huy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh

21

 

Vân Đồn hôm nay đang trên đà cất cánh. Quảng Ninh kỳ vọng sẽ đưa miền đất này trở về đúng với vị thế của 1 thương cảng quốc tế trong lịch sử. Và những lợi thế, giá trị của một trung tâm giao thương quốc tế bậc nhất trong quá khứ sẽ làm nên sức mạnh nội lực của Vân Đồn hôm nay.