Videos


Xem thêm >>


Thư viện ảnh


Xem thêm >>


LIÊN KẾT



Báo chí phải là kênh chủ lực cho truyền thông chính sách
Thứ năm, ngày 29 Tháng 9 năm 2022 lúc 00:00

Ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác thông tin tuyên truyền năm 2022.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, những năm qua, ngành Thông tin và Truyền thông đã có sự phát triển bứt phá, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao với nhiều thành tựu quan trọng.

Để đạt kết quả đó, công tác thông tin, truyền thông đã có những đóng góp không nhỏ, trong đó, có sự tham gia trực tiếp, tích cực của những người làm công tác thông tin và truyền thông trong toàn ngành.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông, bám sát các nội dung chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông về các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền.

bao chi phai la kenh chu luc cho truyen thong chinh sach hinh 1

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác thông tin tuyên truyền năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Lâm Thảo

Đề cập đến công tác truyền thông chính sách, ông Nguyễn Văn Hiếu, Cục phó Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trước đây, truyền thông chính sách mới chỉ tập trung chủ yếu vào xử lý các sự vụ, sự kiện, chưa đánh giá tác động chính sách, tác động truyền thông trong quá trình bàn bạc, ban hành và thực thi chính sách.

Theo cách làm cũ, truyền thông chính sách nặng về “định tính” hơn “định lượng”, chưa có phản xạ sử dụng số liệu để phân tích tình hình. Không có công cụ đo đếm, rà quét thông tin trên báo, trên mạng, không có số liệu thống kê theo thời gian thực để đánh giá. Dồn trách nhiệm lên “người phát ngôn” mà không nghĩ rằng phát ngôn là tổng thể rất nhiều yếu tố như văn bản, hình ảnh, video, chính sách ban hành... Ngoài ra, công tác truyền thông chính sách còn chưa đầu tư nguồn lực tương xứng.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, với cách làm mới, cần phải nhìn thấy được hiệu quả của việc quản lý truyền thông chính sách, tức phải đo đếm được, đánh giá và điều tiết được xu hướng thông tin...Truyền thông cần đi trước, bằng nhiều phương thức như báo chí, thông tin cơ sở (loa đài phường xã), mạng xã hội, bản tin Zalo, tin nhắn ngắn, thông tin cảnh báo qua nhạc chuông nhạc chờ... để thay đổi nhận thức, tạo sự đồng thuận.

Theo ông Hiếu, báo chí cách mạng thì Nhà nước phải có cơ chế và phải hỗ trợ, báo chí dựa hoàn toàn vào thị trường thì sẽ thành báo chí thị trường. Báo chí phải là kênh chủ lực cho truyền thông chính sách.

Báo chí cần chủ động, tích cực trong việc thông tin để công khai, minh bạch, tương tác 2 chiều với đối tượng của chính sách, người dân để xây dựng, thực thi cơ chế chính sách vì lợi ích chung.

Cần tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí để lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên báo, trên mạng. Thay đổi một số phương thức cung cấp thông tin cho báo chí để giành quyền chủ động về mình như họp báo thường xuyên hơn; cung cấp thông cáo báo chí ngắn gọn thay cho trả lời phỏng vấn. Đầu tư cho những câu chuyện hay, truyền cảm hứng tích cực để lan tỏa, dẫn dắt xu hướng thông tin...

Theo: Vũ Phong/ NB&CL; (Nguồn: http://hoinhabaovietnam.vn/)



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: