Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba |
Thứ ba, ngày 13 Tháng 9 năm 2022 lúc 00:00 |
Sáng 11/9, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1962-2022) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền... Ngoài ra còn có các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nhà báo lão thành Hà Đăng; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các vị khách quốc tế, cùng các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập ngày 16/1/1962. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, xứng đáng là một trường Đảng, một trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo giảng viên lý luận chính trị, cán bộ báo chí - truyền thông, tư tưởng – văn hoá và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác. Trong 60 năm qua, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí-truyền thông, trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông trong cả nước. Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu đàn, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương. Các đại biểu tham dự buổi Lễ kỷ niệm Hiện nay, Học viện đang tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 41 ngành/chuyên ngành (trong đó có 05 chương trình chất lượng cao, 01 chương trình liên kết đào tạo với Đại học Middlesex của Vương quốc Anh) với hơn 2.400 sinh viên/năm; đào tạo trình độ thạc sĩ 20 ngành/chuyên ngành với 450 - 550 học viên/năm; đào tạo 7 ngành trình độ tiến sĩ với 30-50 nghiên cứu sinh/năm. Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo, ngoại ngữ, tin học... với hơn mười ngàn lượt học viên. Học viện hiện có 30 đơn vị trực thuộc, trong đó có 11 đơn vị chức năng và 19 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản. PGS, TS. Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền ôn lại truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển Học viện Ôn lại truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, PGS, TS. Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho biết: "Trong suốt 60 năm qua, từ một trường bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên tuyền, báo chí, xuất bản của Đảng, đến nay đã thành một trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia có uy tín, được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, tin tưởng. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực sự trở thành cái nôi của ngành công tác tư tưởng, lý luận và báo chí, truyền thông của cả nước, đồng thời còn là trung tâm khoa học lớn có uy tín, từng bước hội nhập khu vực và thế giới". Giám đốc Học viện cũng nhấn mạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lục chất lượng cao mà còn là nơi trọng dụng những tài năng, trí tuệ; tạo ra một môi trường làm việc, học tập mà mọi người đều được khuyến khích động viên để phát huy hết năng lực của mình... Với truyền thống vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển, trong những năm tiếp theo, Học viện tiếp tục phát huy bản sắc của trường Đảng, của một cơ sở đào tạo đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giữ vững khối đoàn kết thống nhất, tăng cường trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong Nhà trường, phát huy dân chủ, năng động, sáng tạo, đổi mới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt yêu cầu về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới. GS.TS Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Học viên Báo chí và Tuyên truyền phát biểu PGS.TS Nguyễn Minh Sơn cho biết, mục tiêu phát triển của Nhà trường đến năm 2030 trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hoá, báo chí, tuyên truyền và truyền thông tại Việt Nam; trung tâm nghiên cứu có tầm ảnh hưởng về lý luận chính trị, tuyên truyền, báo chí và truyền thông tại Đông Nam Á và châu Á. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành trường đại học hàng đầu tại châu Á. Đặc biệt khẳng định, sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, kế thừa những kết quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ với tinh thần chủ động – đột phá – sáng tạo – chất lượng và hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh: "Chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, tầm vóc và thương hiệu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - một sơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín đã được thực tiễn kiểm nghiệm và thừa nhận. Trong thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và chuyển đổi số, Học viện được tiếp thêm nghị lực mới với một tâm thế mới và một quyết tâm mới. Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ kế thừa, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm tích lũy được, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, quyết tâm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới tiếp tục phát triển toàn diện, đưa Nhà trường lên tầm cao mới, xứng đáng với truyền thống vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển”. Tặng hoa tri ân các đồng chí nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện các thời kỳ Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu to lớn mà các thế hệ nhà giáo, cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đạt được trên chặng đường phát triển đầy khó khăn, thách thức nhưng đầy tự hào, vinh quang của nhà trường trong suốt 60 năm qua. Đồng chí nhấn mạnh nhà trường cần ý thức sâu sắc hơn yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, đồng thời có những bước đi táo bạo, cụ thể hơn để hiện thực hoá tầm nhìn và mục tiêu phát triển đã đặt ra. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại, tăng cường tính liên thông, liên kết; chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn đầy đủ phẩm chất đạo đức, nhất là đạo đức của những người làm báo và làm công tác văn hoá-tư tưởng; đẩy mạnh số hoá toàn bộ quy trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tích hợp và liên thông với cơ sở dữ liệu chung của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…; chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tăng cường về lý luận, sâu sắc về thực tiễn, có lập trường chính trị vững vàng, lối sống mẫu mực theo chuẩn mực của người giáo viên trường đảng. Đồng thời, đồng chí đề nghị quan tâm xây dựng các cơ chế trọng dụng nhân tài, phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ, giảng viên và sinh viên, cũng như khai thác hiệu quả lợi thế là một học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh… Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện sẽ cùng sát cánh, lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những cống hiến bền bỉ trong 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trước giờ diễn ra buổi Lễ kỷ niệm, các đại biểu tham quan phòng truyền thống và phòng học thực hành, studio của Nhà trường Các đại biểu tham dự chương trình chụp ảnh lưu niệm tại sảnh chính Hội trường lớn của Học viện Theo: Hà Vân - Sơn Hải/ NB&CL; (Nguồn: https://http://hoinhabaovietnam.vn//) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|