Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do... |
Đất và người Quảng Ninh
Ban hành tiêu chí nhận diện “báo hoá”, số đầu xuất bản phẩm điện tử tăng 24% trong tháng 8 |
Thứ ba, ngày 06 Tháng 9 năm 2022 lúc 00:00 |
Đó là những hoạt động báo chí nổi bật trong tháng 8/2022 được nhắc đến tai Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Theo đó, trong tháng 8/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí. Đây được coi là “cẩm nang” giúp các Sở TT&TT trong việc phát hiện và xử lý vi phạm “báo hóa”, cũng như giúp các doanh nghiệp cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội tự chấn chỉnh, phòng tránh sai phạm. Bên cạnh đó, tính đến tháng 8/2022, tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam ở mức 3,2%, giảm 0,2% so với tháng 7 (3,4%).… Bộ TT&TT đã có Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hóa” các loại hình ấn phẩm ngoài báo, như tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí. (Ảnh Internet) Về lĩnh vực Xuất bản, In, Phát hành, trong tháng 8/2022, số đầu xuất bản phẩm in là 3.000 xuất bản phẩm; số đầu xuất bản phẩm điện tử là 326 xuất bản phẩm, tăng 24% so với tháng 7/2022, tương đương 63 xuất bản phẩm (tháng 8/2021 các Nhà xuất bản không đăng ký xuất bản phẩm điện tử). Ngoài ra, tính đến tháng 8/2022 đã có 9/13 nhà xuất bản có đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử sử dụng nền tảng phát hành điện tử dùng chung. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chỉ đạo về công tác tuyên truyền trong dịp nghỉ lễ 2/9, các đơn vị phải tập trung rà quét, đấu tranh với các thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Văn phòng Bộ đôn đốc các đơn vị thông báo lịch trực, đảm bảo các quy định mà Bộ trưởng Bộ TT&TT đã yêu cầu. Trước đó, theo báo cáo của Bộ TT&TT, từ 01/01/2022 đến 30/6/2022, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 1.374 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử... Google cũng đã gỡ 5.363 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 95%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 05 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (khoảng 1.500 video). Tiktok cũng đã chặn, gỡ: 182 video vi phạm (tỷ lệ 90%). Ngoài ra, Tiktok đã tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình. Để ngăn chặt triệt để tình trạng này, Bộ TT&TT đã cho sử dụng hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát Không gian mạng quốc gia để giám sát, rà quét liên tục 24/7 trên không gian mạng, nhờ đó phát hiện và cảnh báo kịp thời cho 63 tỉnh/thành phố các tin giả, thông tin xấu độc liên quan đến từng địa phương để nhanh chóng xử lý. Theo: Phan Hoài Giang/ NB&CL; (Nguồn: https://http://hoinhabaovietnam.vn//) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|