Videos


Xem thêm >>


Thư viện ảnh


Xem thêm >>


LIÊN KẾT



Truyền thông mới trong kỷ nguyên 4.0
Thứ hai, ngày 02 Tháng 11 năm 2020 lúc 00:00

Trong khuôn khổ Liên hoan Nghiệp vụ báo chí lần II-2020 do Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh vừa tổ chức đã diễn ra Hội thảo “Truyền thông mới trong kỷ nguyên 4.0” với sự tham gia của đông đảo phóng viên, nhà báo, đại diện cơ quan quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh, diễn giả đến từ cơ quan báo chí Trung ương. Đây được xem là vấn đề “nóng” của các cơ quan báo chí hiện nay bởi trong kỷ nguyên 4.0, báo chí đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với truyền thông mạng xã hội. 

Cuộc "Cách mạng Công nghiệp 4.0" – hay còn gọi là kỷ nguyên 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào phát triển, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại, thông minh, có nhiều tiện ích với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, mạng di động,trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… Cuộc cách mạng này đã và đang mang đến cơ hội làm thay đổi, phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, bao gồm cả lĩnh vực báo chí, truyền thông.

Minh chứng rõ nét nhất cho sự thành công của Cuộc "Cách mạng Công nghiệp 4.0" là nó đã là chiếc “phao” cứu cánh cho sự phát triển của nền kinh tế của nhiều quốc gia trong thời kỳ toàn thế giới phải gồng mình, dồn sức cho việc phòng, chống Covid-19. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ngay lập tức đẩy mạnh quá trình phát triển trên nền tảng số, chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững mục tiêu tăng trưởng. Hàng loạt các dịch vụ ứng dụng trong kỷ nguyên 4.0 như bán hàng online, làm việc online, họp trực tuyến, mạng xã hội, các trang thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ…

Trong sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” ở nhiều ngành nghề thì báo chí Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập này. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.


Hội thảo “Truyền thông mới trong kỷ nguyên 4.0”.

Theo thống kê thì cứ mỗi giây trên mạng xã hội Facebook có 5 tài khoản mới được tạo ra, 3.472 bức ảnh được tải lên, 8.500 bình luận xuất hiện, 4.883 trạng thái mới được cập nhật và 2 tỷ người đang hoạt động. Cứ mỗi phút, có 527.760 tấm hình được chia sẻ trên Snapchat, 4.146.600 video clip trên YouTube được xem, 456.000 trạng thái được xuất bản lên Twitter và 46.740 bức ảnh được đăng trên Instagram...

Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của báo chí phi truyền thống, của mạng xã hội. Đây là một sức ép, áp lực vô cùng lớn đối với lĩnh vực báo chí, truyền thống truyền thống, chính thống của thế giới nói chung, Việt Nam chúng ta nói riêng.

Có thể nói, giờ đây người dân không còn thụ động khi tiếp cận các tác phẩm báo chí, truyền hình, phát thanh, mà chủ động tham gia bàn luận, góp ý, sáng tạo, thậm chí thành đồng chủ thể ngay trong thời điểm phát sóng chương trình thông qua môi trường truyền thông xã hội. Hiện tại rất nhiều nền tảng, công cụ giúp họ tự tìm “kênh”, bàn luận thông tin, tham gia bình luận...

Chính vì vậy, tất cả các loại hình báo chí giờ đây đều chịu sự tác động mạnh mẽ của sự bùng nổ các mạng xã hội. Không chỉ tiếp nhận thông tin, công chúng báo chí hiện nay còn là trung gian chia sẻ tài nguyên thông tin của các cơ quan báo chí trong hệ sinh thái truyền thông mới.

Truyền thông xã hội trao quyền cho những người bình thường không có nghiệp vụ báo chí cũng trở thành chủ thể của một kênh thông tin. Đã có hàng ngàn YouTuber, Facebooker, Vlogger nổi tiếng sản xuất thông điệp trên nhiều lĩnh vực và thu hút hàng triệu người theo dõi.

Có thể nói, giờ đây, nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam đã nhận ra rằng, mạng xã hội là cánh tay nối dài, là đối tác quan trọng trong hoạt động truyền thông của mình. Nhiều cơ quan báo chí đã sử dụng nhiều nền tảng để đưa thông tin đến công chúng, trong đó phổ biến là các nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay như: Facebook, YouTube, Zalo, Instagram, Twitter.

Ngày nay, báo chí khai thác mạng xã hội như những đối tác để tạo ra tương tác, lan tỏa thông tin, qua đó định vị lại, phát huy vai trò của mình trong hệ sinh thái truyền thông mới của cuộc cách mạng số 4.0.

Theo:Thái Bình - Nguồn (http://baoquangninh.com.vn/)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: