Videos


Xem thêm >>


Thư viện ảnh


Xem thêm >>


LIÊN KẾT



10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023
Thứ ba, ngày 02 Tháng 1 năm 2024 lúc 00:00
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023
(Do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trung tâm Truyền thông tỉnh bình chọn)
Năm 2023, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thử thách chưa từng có từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã làm lên kỳ tích của tinh thần đoàn kết, thống nhất, kiên định, nhất quán, kiên cường vượt khó thành công, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, chủ đề công tác năm “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân” đề ra, giữ vững đà cải cách đổi mới sáng tạo vì hạnh phúc nhân dân bằng tinh thần và sức mạnh “Kỷ luật và Đồng tâm”, bằng giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Quảng Ninh.
1. Năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp (2015 - 2023) Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số, ước đạt 11,03%, gấp đôi bình quân chung cả nước, cao nhất trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 56.600 tỷ đồng, vượt 7% so với dự toán Trung ương giao và 4% dự toán tỉnh giao, tăng 4% cùng kỳ, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước; giữ vững vai trò, vị trí cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc. Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 315.800 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, gấp 1,5 lần so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 104.217 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ; khách du lịch ước đạt 15,5 triệu lượt (trong đó có 2 triệu lượt du khách quốc tế) tăng 33,6% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch ước đạt 33.480 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ.
2. Sự kiện 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023) đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, niềm tin, niềm tự hào, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân “xây dựng một Quảng Ninh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại”; lan toả mạnh mẽ thương hiệu và hình ảnh một Quảng Ninh “vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá khi về thăm, làm việc với tỉnh năm 2022.
3. Lần đầu tiên, Quảng Ninh thu hút được 3,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đưa công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, khẳng định tầm nhìn, tư duy chiến lược, quyết sách đúng đắn của tỉnh bằng việc ban hành nghị quyết đầu tiên của nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 cũng như việc xác định trúng, đúng chủ đề công tác năm về “nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư”.
4. Tỉnh Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước 06 năm liên tiếp (2017 - 2022) giữ vị trí quán quân PCI; 04 năm liên tiếp (2019 - 2022) dẫn đầu chỉ số SIPAS; 04 năm (2018 - 2020 và 2022) dẫn đầu chỉ số PAR Index, trong đó có 02 năm 2020 và 2022 đồng thời dẫn đầu cả 04 chỉ số PCI, SIPAS, PAR Index, PAPI; khẳng định quyết tâm chính trị và cách làm bài bản, khoa học, hiệu quả trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng chính quyền địa phương liêm chính, phục vụ, kiến tạo phát triển, quản trị địa phương phát triển bền vững.
5. Hết năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, thực hiện mục tiêu nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh; toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 56/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có 28 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 13/13 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 4/7 huyện cơ bản đạt chuẩn NTM nâng cao.
6. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham gia của các tư vấn hàng đầu quốc tế (McKinsey, Nikken Sekkei) và là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai quy hoạch tỉnh.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, thu hút đầu tư và triển khai các dự án, công trình. Năm 2023, đã khánh thành đưa vào khai thác hàng loạt các công trình trọng điểm phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân: Cầu Cửa Lục 3 (Bình Minh), Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) từ KKT cửa khẩu Móng Cái đến KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Giai đoạn 2; các dự án thuộc lĩnh vực y tế: Bệnh viện Phổi Quảng Ninh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, các trường THPT: Bình Liêu, Cẩm Phả, Quảng La, Cung Trúc Lâm Yên Tử có sức chứa lên đến 7.000 người...
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”;  định hình hệ giá trị địa phương với 6 giá trị cốt lõi là: “Thiên nhiên tươi đẹp - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh - Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Nhân dân hạnh phúc” đã và đang trở thành mục tiêu, động lực, phương châm chỉ đạo,“hệ đường ray” để quy tụ lòng người, đoàn kết xã hội, xác định, gắn kết các định hướng lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển nhanh, bền vững tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2023, Vịnh Hạ Long lần thứ 3 được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới; Di tích lịch sử Quần thể Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn) và Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ (thành phố Móng Cái) được Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh lên 08 di tích. Đây là nguồn lực vô giá cho phát triển kinh tế - xã hội luôn được tỉnh Quảng Ninh bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị theo hướng bền vững phục vụ Nhân dân và phát triển kinh tế.
8, Trên hành trình phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, năm 2023, chất lượng môi trường tự nhiên của tỉnh được cải thiện, nâng lên rõ rệt.
Quảng Ninh đã hoàn thành chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; trong năm, cá voi nhiều lần xuất hiện trên vùng biển Cô Tô. Tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững (55%); chất lượng rừng được nâng lên rõ rệt; từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã trồng được trên 3.300 ha lim, lát, dổi; ngành Than đã trồng được trên 1.800 ha rừng nhằm cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải mỏ.
9. Nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, hạnh phúc Nhân dân là đích đến của sự phát triển bền vững, là mục tiêu lâu dài, xuyên suốt, bao trùm của tỉnh.
Năm 2023, GRDP bình quân đầu người đạt trên 9.500 USD, cao nhất ở khu vực phía Bắc. Tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025; xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh gấp 1,4 lần so với Trung ương về tiêu chí thu nhập. Hoàn thành xóa 100% nhà tạm, nhà ở dột nát mới phát sinh trên địa bàn tỉnh (441/441). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,25%, cao hơn bình quân chung cả nước. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90,22%; Quảng Ninh là 01/31 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và là 01/23 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2. Tạo việc làm tăng thêm năm 2023 ước đạt 21.000 lao động, tăng 5% so với kế hoạch.
10. Tổ chức thành công nhiều sự kiện quy mô quốc tế, quốc gia gắn với mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại với hơn 40 đoàn là lãnh đạo cấp cao và nguyên thủ các nước trên thế giới đến thăm và làm việc tại tỉnh, khẳng định Quảng Ninh là một trong những trung tâm tổ chức các sự kiện hàng đầu của cả nước.
Nổi bật là: Lễ hội Hokkaido tại Hạ Long và các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chính hiệp các tỉnh/Khu tự trị biên giới hai nước lần thứ 2; Hội thảo Lý luận lần thứ X giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; các hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”, “Tư duy và hành động đột phá phát triển của tỉnh Quảng Ninh - Giá trị lý luận và thực tiễn”…

Nguồn: baoquangninh.vn

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: